Trong khuôn khổ bài viết này, tôi xin đề cập đến 2 thứ mà chúng ta đang còn yếu và thiếu, đó là khả năng làm chủ công nghệ lõi và năng lực khai thác dữ liệu.
Ứng dụng công nghệ mở để tăng khả năng làm chủ công nghệ lõi
Nói đến khả năng làm chủ các công nghệ lõi, chúng ta đo lường bằng số phát minh, sáng chế. Chúng ta hiện có rất ít phát minh, sáng chế. Với cách mua công nghệ và hoàn toàn phụ thuộc vào bên bán, chúng ta sẽ phải tốn rất nhiều chi phí. Một cách khả dĩ hơn là khai thác công nghệ mở - những công nghệ được cung cấp cùng các tài liệu gốc, có giấy phép sử dụng miễn phí. Ví dụ như phần mềm nguồn mở được cung cấp cùng mã nguồn cùng giấy phép sử dụng miễn phí, tự do, cho phép sử dụng để phát triển các ứng dụng khác mà không bị ngăn cấm vì lý do bản quyền.
Chính phủ đã nhận ra điều này từ lâu và có những động thái từ rất sớm cho việc thúc đẩy ứng dụng phần mềm nguồn mở cho cơ quan nhà nước. Từ đầu những năm 2000 và cho đến nay, chúng ta đã tổ chức rất nhiều hội thảo, ra nhiều văn bản chính sách khuyến khích, thúc đẩy phần mềm nguồn mở.
Đáng tiếc là, chúng ta vẫn chưa thành công trong việc làm chủ công nghệ thông qua việc ứng dụng phần mềm nguồn mở. Các chính sách vẫn chủ yếu nằm trên giấy tờ, văn bản; chưa tạo ra được một thị trường đúng nghĩa để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia.
Blockchain hay AI là 2 trong số ít các loại công nghệ mở/ phần mềm nguồn mở mà Việt Nam chúng ta sớm ứng dụng vào các dự án công nghệ. Đó là hai loại phần mềm mang tính xu hướng, nhưng còn rất nhiều phần mềm nguồn mở khác chúng ta đã bỏ qua.
Thậm chí, ngay cả những phần mềm nguồn mở mang tính xu hướng cao như Blockchain và AI nhưng người Việt chưa đóng góp nhiều vào các công nghệ này, việc này cũng phản ánh một cách khách quan là chúng ta chưa đủ năng lực đóng góp phát triển công nghệ.
Vì vậy, tôi cho rằng, thay vì chỉ đơn thuần cổ vũ chạy theo các xu hướng, nhà nước cần tạo ra môi trường thúc đẩy việc làm quen, ứng dụng và từng bước phát triển các công nghệ mở như phần mềm nguồn mở. Có như vậy, Việt Nam mới nhanh chóng làm chủ các công nghệ lõi, làm căn cứ để thúc đẩy chuyển đổi số lên tầm cao mới.
Dữ liệu: Nguồn tài nguyên vẫn chưa được khai thác hiệu quả
Các công nghệ như AI đều cần rất nhiều dữ liệu để được “huấn luyện”. Nếu không có dữ liệu, phần mềm AI giống như một đứa trẻ sơ sinh, và nếu không được dạy dỗ và huấn luyện, nó vĩnh viễn sẽ không làm được gì cả.
Dữ liệu được coi là nhiên liệu cho chuyển đổi số, là mỏ dầu của nền kinh tế. Thế nhưng, đáng tiếc là quá trình chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ, các doanh nghiệp lại đang rất thiếu “nhiên liệu” này.
Ngân hàng Thế giới (WorldBank) đã sớm có khuyến nghị rất rõ ràng với về việc cần hỗ trợ doanh nghiệp tự do khai thác nhiều nguồn dữ liệu mà Chính phủ đang quản lý thông qua hình thức mở dữ liệu và cấp phép các dữ liệu đó thành dữ liệu mở.
Tuy nhiên, quá trình này còn đang bị chậm trễ. Theo số liệu của Bộ TT&TT, tỷ lệ cơ quan nhà nước cung cấp dữ liệu mở mới chỉ đạt 3%, còn xa so với mục tiêu Chính phủ đặt ra là đạt 100% vào năm 2025.
Nguyên nhân của tình trạng chậm trễ nêu trên, theo tôi, một phần là do các cơ quan quản lý thiếu động cơ thúc đẩy việc mở dữ liệu. Bên cạnh đó, việc hiểu sai cách thức mở dữ liệu và đối tượng dữ liệu cần mở để khai thác khiến việc mở dữ liệu cũng trở thành hình thức, không tạo ra nhiều giá trị cho xã hội.
Không giống như các tài nguyên tự nhiên, bị khai thác là sẽ mất. Dữ liệu được khai thác không những không mất mà càng tạo ra nhiều giá trị. Vậy nên nó được coi là nguồn tài nguyên vô tận nếu biết cách khai thác. Chính phủ cần tận dụng nguồn tài nguyên này bằng cách mau chóng thúc ép các cơ quan đang nắm giữ dữ liệu phải mở dữ liệu này ra cho người dân và doanh nghiệp khai thác.
Chuyển đổi số là một quá trình liên tục, trong quá trình đó chúng ta sẽ cần rất nhiều nguồn lực. Tận dụng được hai nguồn lực có sẵn là công nghệ mở - có sẵn trên thế giới, và dữ liệu mở - có thể làm cho nó có sẵn tại Việt Nam, chính là cách thức mà chúng ta có thể nắm bắt cơ hội để tạo ra cuộc cách mạng trong chuyển đổi số ở Việt Nam.
Nguyễn Thế Hùng
Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Nguồn mở Việt Nam - VINADES
Báo VietNamNet trân trọng cảm ơn và mời độc giả tiếp tục tham gia viết bài chia sẻ kinh nghiệm, kể những câu chuyện, sáng kiến cho chuyển đổi số quốc gia. Các bài viết vui lòng gửi về địa chỉ: [email protected].
" alt=""/>Ứng dụng công nghệ mở để tăng khả năng làm chủ công nghệ lõiTừ những gì lãnh đạo Bkav chia sẻ, hình thức đầu tư sẽ diễn ra dưới dạng hợp đồng hợp tác kinh doanh. Đối tượng tham gia là các thành viên trên 1 năm của group Bphone Fans Club trên Facebook.
Định mức đăng ký đầu tư được Bkav đưa ra là 100 triệu đồng, với mức lãi suất 10%/năm, trả lãi hàng tháng trước ngày 10 tháng sau. Sau 3 năm, nhà đầu tư được nhận lại tiền gốc và nhận thêm tiền mặt bằng số tiền gốc.
Như vậy, trong trường hợp Bfan bỏ ra 100 triệu đồng đầu tư hợp tác kinh doanh cùng Bkav. Sau 3 năm, họ sẽ nhận về tổng cộng 100 triệu đồng tiền gốc, 100 triệu đồng tiền mặt bằng gốc và 30 triệu đồng tiền lãi, tổng cộng là 230 triệu đồng.
Để kiểm chứng thông tin trên, VietNamNet đã liên lạc với Bkav, đại diện truyền thông tập đoàn này cho biết thông tin Bkav kêu gọi vốn từ Bfan là chính xác. Nguồn vốn này sẽ được sử dụng để đầu tư mở rộng các mảng kinh doanh mới của tập đoàn.
Hồi năm 2021, Công ty cổ phần Phần mềm diệt virus Bkav (Bkav Pro, công ty con của Tập đoàn Bkav) cũng từng tiến hành mở bán trái phiếu. Tổng quy mô đợt phát hành trái phiếu Bkav thời điểm đó là 170 tỷ đồng.
Trao đổi với VietNamNet, đại diện Bkav cho biết, lời mời gọi hợp tác kinh doanh này khác với lần mở bán trái phiếu nói trên. Đợt mở bán trái phiếu năm 2021 chỉ dành cho các nhà đầu tư chuyên nghiệp. Trong khi đó, lời mời gọi hợp tác kinh doanh này hướng đến cộng đồng những người sử dụng tin tưởng vào Bkav và Bphone.
Trọng Đạt
" alt=""/>CEO Bkav Nguyễn Tử Quảng gọi vốn từ người hâm mộ BphoneMinh bước vào kỳ thi tốt nghiệp khi vừa trải qua đợt xạ trị lần thứ 5 cách đây vài ngày. Vật lộn với những cơn đau đầu liên tục, Minh cố gắng ôn tập bất kể lúc nào "tỉnh táo" với mơ ước trở thành kỹ sư Công nghệ thông tin và có thể tự thiết kế được một phần mềm riêng như Nguyễn Hà Đông.
Cú sốc của chàng trai 18 tuổi
Minh vốn rất khoẻ mạnh, thậm chí chưa từng ốm sốt. Nhưng cũng ở độ tuổi đẹp nhất, em lại biết mình mắc căn bệnh ung thư phần mềm cẳng chân.
Ban đầu chỉ là một cục hạch nổi lên ở phía bắp chân, khi ép vào thì thấy hơi đau tức, nhưng đó lại là một khối u ác tính.
“Không thể nào”, Minh sốc khi nhận được tin từ các bác sĩ tại Bệnh viện K. Rất nhiều câu hỏi bủa vây khiến Minh không dám nghĩ đến nữa.
Lê Tiến Quang Minh là học sinh Trường THPT Mỹ Đức A (Hà Nội)
“Con cần nhập viện điều trị gấp”. Đó là suy nghĩ đầu tiên lóe lên trong đầu chị Vũ Thị Lý, mẹ của Minh. Người phụ nữ đã từng trải qua cú sốc 12 năm về trước - khi biết tin chồng bị ung thư thận - giờ đây điềm tĩnh hơn trước tin dữ. Chị hiểu, đó cũng là cách duy nhất để nhanh chóng níu giữ lại sự an toàn cho con.
Phát hiện bệnh vào tháng 3/2020, chưa đầy một tháng, Minh bước vào cuộc phẫu thuật đầu tiên để cắt bỏ khối u. Em phải nghỉ học giữa lúc kỳ thi tốt nghiệp THPT đang cận kề.
Nhưng không còn đường lùi, hai mẹ con chấp nhận đi tiếp.
May mắn, cuộc phẫu thuật diễn ra an toàn. Minh bắt đầu bước vào phác đồ hóa trị của bác sĩ.
“Nhiều khi mệt và nản quá, em xin mẹ hay thôi không điều trị nữa”. Những lúc như vậy, người mẹ lại động viên con: “Hãy cố gắng vượt lên cùng mẹ chiến đấu với căn bệnh này. Chỉ cần con cố gắng vượt qua, bằng giá nào mẹ cũng tìm cách cứu con”.
Khao khát viết được phần mềm riêng
Đợt truyền hoá chất thứ 5 kết thúc trước kỳ thi tốt nghiệp THPT vài ngày, Minh tha thiết xin mẹ cho về sớm để kịp chuẩn bị cho kỳ thi.
Chị Lý đắn đo vì sức khoẻ của Minh còn yếu quá. “Hay con cố thi đỗ tốt nghiệp thôi, chờ khoẻ hơn rồi năm sau mình lại thi đại học”, người mẹ động viên con.
Nhưng Minh nhất định không đồng ý. Ước mơ của em là thi đỗ ngành Công nghệ thông tin của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông.
Ngày hôm nay, Minh bước vào môn thi đầu tiên cùng rất nhiều sĩ tử khác.
Trở về từ bệnh viện, Minh mệt gần như không ăn uống được gì. Những cơn đau đầu liên tục khiến em không thể tập trung nhìn vào sách vở.
Nghỉ học nhiều làm thời gian ôn tập các môn bị hạn chế, do đó, tranh thủ bất kỳ lúc nào tỉnh táo, Minh lại lôi sách vở ra học.
“Giờ em học không tập trung được như trước nữa. Do vậy, em phải cố gắng chia nhỏ lịch ra sao cho cân bằng được tất cả các môn, trong đó sáng học Toán, chiều học Văn và tối học Anh”.
Ngoài Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông, Minh còn đăng ký thêm ngành Công nghệ thông ti của ĐH Thăng Long và ĐH Mỏ - Địa chất.
“Em luôn khao khát mình có thể tự thiết kế ra một phần mềm riêng, giống như anh Nguyễn Hà Đông, cha đẻ của Flappy Bird nổi tiếng khắp thế giới”, Minh nói.
Tổng thu nhập của cả gia đình chỉ vỏn vẹn 6 triệu đồng, để chữa trị cho con, chị Lý phải đi vay mượn khắp, bởi mỗi lần điều trị tốn cả chục triệu đồng. Dẫu vậy, chị vẫn động viên con: “Dù thế nào mẹ vẫn lo được cho con”.
“Minh nói đỗ đại học là mong muốn lớn nhất của con lúc này. Mình biết là con rất mệt và hiểu sức khoẻ mới là điều đáng quý nhất, nhưng vì con mong chờ nên mình vẫn động viên con cố gắng” - chị Lý nói.
Ngày hôm nay, Minh bước vào môn thi đầu tiên cùng rất nhiều sĩ tử khác. Ngay sau đó, em sẽ phải thực hiện đợt trị xạ thứ 6. Ôm con trước khi vào phòng thi, chị Lý động viên: “Cứ làm hết sức, không cần lo lắng gì, con nhé!”.
Thúy Nga
Chiều nay, tại TP.HCM có hơn 74.000 thí sinh đến làm thủ tục dự thi tốt nghiệp THPT. Đáng chú ý, 1 thí sinh đã tốt nghiệp ĐH vẫn tiếp tục dự thi với mong muốn xét tuyển vào ĐH Sư phạm.
" alt=""/>Nam sinh bị ung thư dự thi tốt nghiệp THPT